- Chuyên mục: Tĩnh Nguyện Hằng Ngày - Mục sư Rick Warren
“Nhưng bây giờ anh em nên trừ bỏ hết mọi sự đó, tức là sự thạnh nộ, buồn giận và hung ác. Đừng nói hành ai, chớ có một lời tục tĩu nào ra từ miệng anh em.” (Cô-lô-se 3:8)
Bạn chỉ có một lượng năng lượng cảm xúc nhất định. Khi đang cố giải quyết xung đột, bạn có thể dùng năng lượng đó cho việc đổ lỗi hay cho việc giải quyết vấn đề. Bạn không đủ năng lượng để làm cả hai việc. Vì vậy, bạn cần tự hỏi mình điều gì quan trọng hơn – đổ lỗi cho người khác hay giải quyết mâu thuẫn.
Hãy chọn việc giải quyết vấn đề chứ không phải việc đổ lỗi.
Khi cần giải quyết vấn đề, bạn nên định trước rằng mình sẽ chiến đấu cách công bằng. Trong cuộc hôn nhân hoặc gia đình của bạn, hãy đặt ra những quy tắc cơ bản cho những chữ bạn sẽ không bao giờ dùng đến — những lời sẽ là vũ khí cho việc hủy diệt hàng loạt.
Trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, Liên Xô có hàng ngàn tên lửa xuyên lục địa — vũ khí hủy diệt hàng loạt — nhắm vào Hoa Kỳ. Và Hoa Kỳ cũng có hàng ngàn tên lửa xuyên lục địa nhắm vào Liên Xô.
Nhưng ngay cả ở những thời điểm tồi tệ, căng thẳng nhất trong Chiến Tranh Lạnh, cả hai bên vẫn đủ tỉnh táo để không sử dụng những vũ khí đó. Nó được gọi là chiến lược MAD; nếu một trong hai bên quyết định sử dụng vũ khí, kết quả sẽ là “Bảo Đảm Hai Bên Cùng Hủy Diệt Lẫn Nhau”. Về mặt hiệu lực, các nước đang nói rằng, “Nếu bạn sử dụng vũ khí của bạn, chúng tôi sẽ dùng của chúng tôi. Chúng ta sẽ tiêu diệt lẫn nhau và sẽ không còn quốc gia nào tồn tại.” Vì vậy, ngay cả khi chúng ta ở về hai phía đối lập trong một vấn đề, ít nhất chúng ta có thể đồng ý không dùng đến những vũ khí đó.
Các mối quan hệ cũng thường có vũ khí hủy diệt hàng loạt. Khi bạn dùng những vũ khí đó, bạn sẽ giải quyết được việc đổ lỗi — nhưng bạn không bao giờ giải quyết được vấn đề.
Chẳng hạn như trong hôn nhân, những vũ khí đó bao gồm những điều như hăm dọa sẽ ly dị hoặc nêu ra các vấn đề của cha mẹ người kia. Đó là những lời lẽ bảo đảm hai bên cùng hủy diệt lẫn nhau — chúng phá hủy mối quan hệ bằng cách phá vỡ sự tin cậy.
Bạn phải đồng ý rằng, dù bạn có tức giận đến đâu thì những lời đó cũng không bao giờ được dùng đến.
Kinh Thánh nói rất cụ thể về những gì vượt quá giới hạn trong một mối quan hệ. Cô-lô-se 3:8 nói rằng, “Nhưng bây giờ anh em nên trừ bỏ hết mọi sự đó, tức là sự thạnh nộ, buồn giận và hung ác. Đừng nói hành ai, chớ có một lời tục tĩu nào ra từ miệng anh em.”
Đó là những vũ khí hủy diệt hàng loạt. Chúng được dùng giải quyết việc đổ lỗi. Và khi bạn đổ lỗi, bạn đang xét đoán — và chỉ Chúa là Đấng có quyền phán xét.
Thay vào đó, hãy để vũ khí hủy diệt sang một bên và dùng năng lượng của mình cho những việc quan trọng. Giải quyết vấn đề.
CÂU HỎI SUY GẪM & ÁP DỤNG
1. Điều gì là “vũ khí hủy diệt hàng loạt” trong các mối quan hệ của bạn?
2. Bạn có thể thực hiện những bước nào cách thực tế để ngưng việc đổ lỗi để thay vào đó bạn có thể giải quyết vấn đề?
3. Tại sao việc đặt ra ranh giới để “chiến đấu cách công bằng” trong một mối quan hệ lại là điều quan trọng?
FIX THE PROBLEM, NOT THE BLAME
BY RICK WARREN —
“Now you must also rid yourselves of all such things as these: anger, rage, malice, slander, and filthy language from your lips.” Colossians 3:8 (NIV)
You only have a certain amount of emotional energy. When you’re trying to resolve conflict, you can use that energy either to fix the blame or to fix the problem. You don’t have enough energy to do both. So you need to ask yourself what’s more important—to blame the other person or to resolve the conflict.
Choose to fix the problem, not the blame.
When it comes to solving problems, you should decide ahead of time that you’re going to fight fair. Within your marriage or family, set ground rules for words you’ll never use—words that serve as weapons of mass destruction.
During the Cold War, the Soviet Union had thousands of intercontinental missiles—weapons of mass destruction—aimed at the United States. And the United States had thousands of intercontinental missiles aimed at the Soviet Union too.
But even at the worst, most tension-filled points during the Cold War, both sides still had enough sanity not to use those weapons. It’s been called the MAD strategy; if either side decided to use the weapons, the result would be a “Mutually Assured Destruction.” In effect, the countries were saying, “If you use yours, we’re going to use ours. We’ll destroy each other, and there won’t be any countries left.” So even when we were on opposite sides of an issue, we could at least agree not to use those weapons.
Relationships often have weapons of mass destruction too. When you use those weapons, you fix blame—but you never fix problems. In marriages, for example, those weapons include things like threatening divorce or bringing up each other’s parents. Those are words of mutually assured destruction—they destroy a relationship by tearing down trust.
You have to agree, no matter how upset you are, those words are off limits.
The Bible is very specific about what’s out of bounds in a relationship. Colossians 3:8 says, “Now you must also rid yourselves of all such things as these: anger, rage, malice, slander, and filthy language from your lips” (NIV).
Those are weapons of mass destruction. They’re used to fix blame. And when you fix blame, you’re judging—and only God has the right to judge.
Instead, set aside destructive weapons and use your energy for what matters. Fix the problem.
Talk It Over
- What are the “weapons of mass destruction” in your relationships?
- What practical steps can you take to stop fixing blame so that you can fix the problem instead?
- Why is it important to set boundaries for “fighting fair” in a relationship?