Mê-ghi-đô\ Megiddo. Méguiddo (nơi của các đội quân).

Một nơi ở bờ cõi phía Nam đồng bằng Esdraelon, trên địa giới của Y-sa-ca và Ma-na-se, nơi này có một đường đèo duy nhất nối từ phía Bắc đến miền núi. Cư dân thành nầy không bị đuổi hết (Giô 17:11; Quan 1:27). Lần thứ nhứt nói đến trong Giô 12:21, tại đó Mê-ghi-đô dường như là một thành của một trong các vua bổn xứ bị Giô-suê đánh bại ở phía Đông sông Giô-đanh. Bài ca của Đê-bô-ra tả một quan cảnh rất linh động của cuộc chiến trận lớn giữa Si-sê-ra và Ba-rác; Ba-rác "xuống núi Tha-bô" với những người theo mình tới đồng bằng (Quan 4:14), còn những xe cộ bằng sắt của Si-sê-ra nhóm lại cho đến "khe Ki-sôn" (Quan 4:13). "Các vua Ca-na-an chiến tranh tại Tha-a-nác (nghĩa là đất cát), tại nước Mê-ghi-đô" (Quan 5:19). Họ bị bại trận và chạy trốn cách xa đó chừng mười cây số, và "bị hư nát tại Ên-đô-rơ" (Thi 83:10).

Tại Mê-ghi-đô có một quan lại của Sa-lô-môn cai trị Y-sơ-ra-ên (ICác 4:12). Sa-lô-môn cũng "xây cất" có thể dịch "đắp đồn lũy" đặt Mê-ghi-đô làm nơi cai quản binh bị (ICác 9:15). Tại đó, A-cha-xia chạy trốn trước Giê-hu và bị giết (IICác 9:27). Điều đặc biệt trong lịch sử của Mê-ghi-đô là sự chết của Giô-si-a. Khi Pha-ra-ôn Nê-cô từ Ai-cập đem quân đánh A-sy-ri, Giô-si-a theo vua A-si-ri và bị giết tại Mê-ghi-đô (IICác 23:29), thây vua được chở từ đó về Giê-ru-sa-lem. Truyện nầy thuật lại rất tỉ mỉ trong IISử 35:22-24. Cái chết của vua đã để lại trong dân Do-thái niềm tiếc thương sâu xa. Vậy, trong Xa 12:11 "sự thương khóc lớn của Ha-đát-Rim-môn ở trong đồng bằng Mê-ghi-đô". Trở nên một câu văn thơ dùng khi có sự buồn rầu sâu xa và tuyệt vọng; như trong Khải 16:16, Ha-ha-ghê-đôn tiếp nối với hình ảnh đó được tả ra quan cảnh tranh chiến cuối cùng của Antéchrist. Mê-ghi-đô nay là el-Lejju#/i>, chắc là Légio của Eusèbe và Jérôme, cách xa Na-xa-rét 22 cây số và Tha-a-nác 6 cây. Tại đó, có một dòng nước chảy xuống khe đá quay mấy cối xây trước khi đổ tới Ki-sôn. Đó có lẽ là "nước Mê-ghi-đô" trong Quan 5:19. Xem bài Ha-ma-ghê-đôn.